Chuyển đến nội dung chính

Tâm sự của một mảnh đời bất hạnh

 Manh dời bất hạnh

 

Cha ơi…Mẹ ơi…Thầy ơi! Xin cho con một lần được gọi…
Chẳng biết con sinh ra khi nào và ở đâu, chỉ biết rằng lớn lên con đã thấy mình ở trong cô nhi viện. Xung quanh con là những anh, những chị, những em mà con thấy rất thân quen. Họ cũng như con…
Lần đầu trong đời con được nghe hai chữ “Cha – Mẹ” là lúc con bước chân vào trường học. Con không hiểu Cha là gì, và Mẹ là gì! Con chỉ biết rằng các bạn trong lớp được Cha Mẹ đưa đón lúc đi học, còn anh chị em chúng con thì đi học bằng xe ba gác. Con thấy các bạn ấy thật hạnh phúc, và lần đầu tiên trong đời con biết ước mơ. Con ước mình cũng có Cha và Mẹ như các bạn (mặc dù khái niệm về Cha Mẹ với con lúc đó rất mong manh). Ước mơ của con nhỏ bé quá phải không Cha Mẹ? Vậy mà đến bây giờ con cũng chưa đạt được ước mơ nhỏ bé đó!

Trại trẻ mồ côi ngày ấy khổ lắm, chúng con thường xuyên bị đánh đập chỉ vì những việc làm mà một đứa trẻ thường làm (nô đùa, nghịch đất…). Tuổi thơ của con trôi qua với những khổ cực, thiếu thốn tình yêu thương, thiếu một vòng tay che chở… Cuộc sống ấy đã làm cho con trở thành một con người thô lỗ, ngang bướng, lì lợm, khó dạy…và sống bất cần đời…

Rồi một ngày định mệnh, sau một trận đòn roi vì nghịch cát năm con lên 8 tuổi, con đã bỏ chạy ra khỏi cô nhi viện để tránh những làn roi khắc nghiệt…và hình như con đã bị lạc mất đường về. Sau đó là những chuỗi ngày lang thang cơ cực, từ bụi rậm cho đến gầm cầu, công viên, hiên nhà…chỗ nào cũng có thể cho con ngả lưng mỗi khi đêm về. Nhưng đói, khát, lạnh, sự sợ hãi luôn vây bủa lấy con như một tấm lưới dễ ghét. Toàn thân con đen đủi, dơ dáy…và bốc mùi… Vì đói nên con phải ăn thức ăn dư thừa trong các quán ăn. Một số người vì thấy tội nghiệp con nên họ cho con một hai đồng tiền lẻ, nhưng rồi cũng bị đàn anh đàn chị lấy mất. Cuộc sống của con cơ cực như thế đấy, không biết ở một nơi nào đó, trên cuộc hành trình của mình, Cha Mẹ có nghĩ đến con – đứa con gái bị bỏ rơi khi còn trứng nước này không??? Không biết Cha Mẹ có động lòng trắc ẩn khi vô tình đi ngang qua một con phố nào đó, gặp những đứa bé đói khát, rách rưới đang lang thang, và chợt nhớ ra rằng ngày xưa cũng đã từng bỏ rơi một sinh linh bé nhỏ?! “Thằng bé nằm co ro như dấu chấm hỏi(?), dấu chấm hỏi đặt giữa cuộc đời: Cha ơi Cha là ai? Mẹ ơi Mẹ là ai?”, lời bài hát như ai oán lúc nào cũng trong tâm trí con, và cắt vào trái tim con những vết thương không thể nào lành. Phải chăng con cũng đang oán hận Cha Mẹ?!

Dòng thời gian cứ mãi trôi, vào một ngày mưa gió, một ngày định mệnh, như ngày mà Cha Mẹ bỏ rơi con, và ngày con chạy khỏi cô nhi viện, có một người phụ nữ với gương mặt thật hiền, đặt bàn tay ấm áp vào vai con khi con đang nằm co ro trên vỉa hè và run lên vì đói khát, vì giá lạnh. Người phụ nữ đó đã đưa con đến bệnh viện, và khi biết con không có người thân thì đã động lòng thương và đưa con về làm con nuôi. Người phụ nữ ấy không có con vì chồng bà mất sớm, bà sống với lòng chung thủy và đức hạnh của một người phụ nữ. Con thật hạnh phúc, vì giờ đây con đã có Mẹ. Nhưng niềm vui và hạnh phúc ấy cũng không mỉm cười với con. Vì gia đình người phụ nữa ấy sợ sau này lớn lên con sẽ thừa kế tài sản, nên họ không muốn con ở lại. Cuối cùng người phụ nữ ấy phải bỏ xứ ra đi, bỏ cả tâm huyết của một nhà giáo, buôn tảo bán tần bằng đôi quang gánh nuôi con. Ngày ấy, con không hiểu tại sao người ta lại có thể coi trọng vật chất mà quên đi tình người?! Có khi nào Cha Mẹ ngày xưa cũng vì vật chất mà bỏ rơi con không? Và con cũng tự hỏi, tại sao người ta có thể hy sinh cả bản thân, vật chất, danh lợi vì con – người không có quan hệ máu mủ với họ! Nghịch lý quá phải không Cha Mẹ? Một nghịch lý đau lòng…

Rồi một ngày Mẹ nuôi đưa con đến chùa lễ Phật. Lần đầu tiên trong đời con thấy được nụ cười đẹp và hiền đến thế – nụ cười của Đức Phật Thích Ca. Và lần đầu tiên con thấy những con người thật hiền và thanh thoát lạ thường. Đó là quý Thầy trong chùa. Ngay ngày hôm ấy con xin Mẹ được lên chùa ở, và Mẹ đã đồng ý. Mãi sau này con mới biết, Mẹ cố tình đưa con đến chùa để gieo hạt giống Bồ Đề trong con. Con cảm ơn Mẹ thật nhiều, nhờ tình yêu của Mẹ mà con có ngày hôm nay.

Và một bước ngoặt nữa, con đi xuất gia học đạo. Nhưng có lẽ vì phước mỏng nghiệp dày, nên con đã không tìm được minh sư. Rồi vào một ngày (chắc cũng là định mệnh), Thầy đã làm sụp đổ niềm tin thánh thiện nơi con. Con âm thầm lặng lẽ ra đi…lại là cuộc sống lang thang… Đã có lúc con muốn bỏ cuộc, đã 4 lần con tự tử vì thất vọng, vì khổ đau, nhưng không hiểu sao con vẫn chưa thể chạm vào tay thần chết. Có lẽ vì nghiệp con phải trả còn nhiều… Và cũng lại mồ côi…đời mồ côi…đạo mồ côi… Con đã phải cố gắng vươn lên, khi không có Thầy chỉ đường dẫn lối, động viên nhắc nhở những khi thất vọng, lầm lỗi.

Giờ đây, qua bao giông tố cuộc đời, con đã chín chắn hơn, mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn. Biết sống vị tha, biết yêu thương, biết hy sinh, biết thấu cảm. Con đã không còn oán hận Cha Mẹ đã bỏ rơi con, không còn ghét bỏ người đã cướp mất niềm tin của con vì con hiểu đó là nghiệp và con đang bình tâm đối diện với nghiệp đã gây tạo từ quá khứ. Nhưng con mong mỏi lắm, mơ ước lắm được gọi những từ tưởng như rất đỗi bình thường với bao người (nhưng với con thì thật khó) một lần trong hạnh phúc… Cha ơi…Mẹ ơi…Thầy ơi…

Niềm vui của con bây giờ là được tu tập để có sự bình an và chân hạnh phúc, phụng sự để xoa dịu những nỗi đau, đem đến cuộc đời dòng sữa của tình thương vi diệu, như lời nguyện sâu chắc của người con Phật “Hoằng pháp vi gia vụ, lợi sanh vi bổn hoài” bằng chính sự thấu cảm của mình với cuộc đời.
Đi giữa lòng thành phố bây giờ, con gặp lại chính con của ngày xưa. Tâm nguyện lớn nhất của con bây giờ là, đừng có ai nhẫn tâm bỏ rơi giọt máu của mình, để đừng có những mảnh đời cơ cực và bất hạnh như con, để rồi lại khao khát trong khắc khoải những âm thanh…Cha ơi…Mẹ ơi…

Góc Nhỏ Cuộc Đời

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

XEM TRỌNG SINH MẠNG - Những đoạn phim Phật Giáo rất hay và ý nghĩa

Mọi người nên dành thời gian xem qua những đoạn phim Phật Giáo rất hay và ý nghĩa nói về “Xem trọng sinh mạng”. Tin hay không tin là tùy thuộc ở mỗi người nhưng mong mọi người hãy kiên nhẫn dành thời gian xem qua rồi cùng để tâm  chiêm nghiệm và vận dụng trong thực tế cuộc sống của mình xem thử có ý nghĩa và có xảy ra những quy luật nhân quả tương tự như vậy hay không nhé! Trong thời gian gần đây, các diễn biến về Thiên tai, địa chấn, dịch bệnh, chiến tranh, tai nạn… đã và đang ngày diễn ra trên diện rộng và phức tạp trên toàn Thế giới, báo hiệu cho một sự khởi đầu của đại cuộc: “NƯỚC LỬA RỐI MÙ CƠN TRẢ QUẢ”. Mong mọi người từ nay trở đi ai cũng biết lo cố gắng làm lành lánh dữ, tập ăn chay (Việc ăn mặn cũng góp phần không nhỏ gián tiếp gây ra nghiệp quả sát sanh) và không còn sát sanh hại mạng nữa! [Bởi vì quả báo của việc sát sanh hại mạng sẽ rất nặng nề, rồi đây con người sẽ bị TAM ĐỒ KHỔ (HỎA ĐỒ, THỦY ĐỒ VÀ ĐAO ĐỒ) như núi lửa sẽ phun trào, hòa cùng nước dâng trào sẽ biến nư

Đại Việt sử ký toàn thư

Quý anh chị em vào đường link sau để cùng đọc Đại Việt sử ký toàn thư – một công trình ghi chép rất công phu và hữu ích về phương diện nghiên cứu lịch sử nước nhà: http://www.mediafire.com/?wsyexr924pogu55#2

Khiêm cung

  Khiêm cung   Ở Châu Âu, có một cô gái là nghệ sĩ dương Cầm.Cô nhận được sự cổ vũ nồng nhiệt ở Tỉnh nhà và cảm thấy rất hứng chí và hảnh diện khi người hâm mộ ngày càng lúc càng đông. Năm ấy cô sang Đức du lịch, dĩ nhiên khu Bảo Tàng di tích của thiên tài dương cầm Beethoven trong khuôn viên đại họcBONN là điểm viếng thăm quan trọng. Đến nơi, tuy hòa với dòng người lũ lượt, cô gái tài năng dương cầm điệu nghệ này vẫn thấy mình khác hẳn với những khách du lịch “tầm thường”. Cô muốn đi tách riêng ra một chút nhưng rất tiếc, nhân viên bảo tàng không ai biết cô nên hướng dẫn mọi người theo đúng tuyến qui định. Nơi đại sản của tòa lâu đài uy nghiêm đặt chiếc dương cầm huyền thoại mà chính thiên tài Beethoven thường sử dụng lúc sinh thời. Chiếc dương cầm cổ điển, lung linh huyền ảo được đặt trên bục biểu diễn trải nhung rất trân trọng. Lòng khao khát tự thể hiện trỗi dậy, không cưỡng nổi cô gái leo lên bục và những nốt nhạc réo rắt, xao xuyến vang lên. Khách tham quan tụ lại, xuýt xoa khen