Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2014

Một phương pháp điều trị bệnh viêm họng đơn giản nhưng rất hiệu nghiệm

Trước đây Chánh Tuân bị bệnh viêm họng và đã uống nhiều loại thuốc chữa bệnh viêm họng nhưng hơn 1 tháng vẫn không hết bệnh. Sau đó Chánh Tuân đã sử dụng thử mật nghệ vàng hoặc đen (loại tốt có giá khoảng từ 50.000 đồng/hộp trở lên, được bán nhiều tại các tiệm thuốc tây dùng để điều trị bệnh loét dạ dày [đau bao tử]) và thật bất ngờ, bệnh viêm họng đã giảm nhanh chóng và bớt hẳn cho đến nay. Cách sử dụng mật nghệ để điều trị bệnh viêm họng như sau: Mỗi ngày nhai và nuốt mật nghệ từ 2 – 3 lần (buổi sáng trước khi ăn và buổi tối trước khi đi ngủ [nếu thêm buổi trưa nữa thì càng tốt]), mỗi lần nhai từ 12 – 15 viên.   Một lưu ý rất quan trọng để có được kết quả tốt trong việc điều trị bệnh viêm họng là:  khi nhai mật nghệ thì không được nuốt hẳn xuống bao tử ngay mà hãy lưu giữ mật nghệ đã được nhai nhuyễn tại cuống họng (nơi bị viêm họng) từ 15 – 20 phút rồi mới nuốt hẳn xuống dạ dày. Khoảng 30 – 45 phút sau mới được ăn hoặc uống. Mục đích của việc không được ăn hoặc uống bất cứ điều g

Người nghiện coi anh là "Thần Y"

(Những ai có người quen đang bị nghiện ma túy thì nên tìm đến cơ sở cai nghiện của anh Ngọc để điều trị, hy vọng sẽ hết nghiện hoàn toàn) TP – Từ một cơ sở cai nghiện ma túy chui đầu tiên, anh Ngọc đã nhân thành 20 cơ sở, từ Bắc vào Nam, cai cho hàng chục ngàn người, đạt tỉ lệ thành công gần 60%, được dân gian phong danh hiệu “Thần y”… Sau phóng sự “Thần dược” giúp cai nghiện (CN) ma túy (MT), đăng trên Tiền Phong Chủ nhật, ngày 22/7/2007, báo Tiền Phong còn đăng tiếp bốn phóng sự khác, phản ánh về công hiệu bài thuốc CNMT của anh Tiêu Vĩnh Ngọc ở một cơ sở CN tại cộng đồng, thuộc thị xã (nay là thành phố) Cẩm Phả. Đồng hành cùng  Tiền Phong , hàng chục tờ báo khác cũng đồng hành ghi nhận hiệu quả của bài thuốc này. Từ một cơ sở CNMT chui đầu tiên ấy, anh Ngọc đã nhân thành 20 cơ sở, từ Bắc vào Nam, cai cho hàng chục ngàn người, đạt tỉ lệ thành công gần 60%, được dân gian phong danh hiệu “Thần y”… Từ “thần dược” đến “Thần y”? Nhà nghèo, đông con, năm 1980, gia đình anh Ngọc phải chuyển

Cho và nhận

Một nhóm 50 người đang tham dự một seminar, đột nhiên diễn giả ngừng lại và đề nghị nhóm tham gia một hoạt động, ông ta đưa cho mỗi người một quả bóng bay và yêu cầu từng người viết tên của mình lên quả bóng bay. Sau đó, những quả bóng bay được đưa tới một căn phòng khác. Trải nghiệm 1 Những người tham dự bước vào căn phòng có những quả bóng và phải tìm ra quả bóng có tên của họ trong vòng 5 phút. Mọi người đều cố gắng tìm quả bóng có tên của mình, xô đẩy những người khác và đẩy các quả bóng khác sang một bên. Khung cảnh rất hỗn độn.   Sau 5 phút không ai tìm được quả bóng có tên của họ. Trải nghiệm 2 Nhóm người đó lại được yêu cầu làm một nhiệm vụ khác, nhặt lên một quả bóng bất kỳ và đưa cho người có tên trên quả bóng đó. Trong vòng một phút, tất cả mọi người đều có quả bóng viết tên của chính họ. Diễn giả bắt đầu nói – Đây chính là những gì đang xảy ra trong cuộc sống của chúng ta. Ai ai cũng điên cuồng lùng sục hạnh phúc ở khắp mọi nơi mà không biết nó nằm ở đâu. Hạnh phúc của mỗi

Thinh không

Chửi bới cũng vô ích Khi tâm trí chẳng đồng Vô Thần thì cũng được Hữu Thần cũng chẳng sao Đời tựa giấc chiêm bao Miễn sao đừng Vô Đạo Đời vốn thật trong ảo Thoảng giấc mộng huỳnh lương Cuộc sống khổ trăm đường Tìm về miền hạnh phúc Đời ganh đua tị nạnh Đạo dạy sống ôn hòa Sống trong cõi Ta Bà Mở lòng thương vật loại Hữu sanh thì hữu hoại Cuộc sống vốn Vô Thường Chỉ có tình yêu thương Mãi luôn luôn trường cửu Sống vui khi chén tửu Rảnh rỗi lúc cuộc trà Sống nên mở lòng ra! Mộc Liên Tử

Để trở thành người bạn tốt của nhau

Ngày xưa, có một người nông dân và một người thợ săn là hàng xóm của nhau. Người thợ săn nuôi một đàn chó rất dữ tợn và khó bảo, chúng thường nhảy qua hàng rào và rượt đuổi đàn cừu của người nông dân. Người nông dân bảo người hàng xóm rằng hãy trông nom đàn chó cẩn thận, nhưng xem ra những lời đó đã bị bỏ ngoài tai. Một ngày nọ, đàn chó lại nhảy qua hàng rào, chúng đuổi cắn đàn cừu và làm nhiều con trong đàn bị thương nặng. Lúc này, người nông dân không thể chịu đựng thêm nữa. Anh ta bèn lên phủ báo quan. Vị quan chăm chú lắng nghe đầu đuôi câu chuyện rồi nói: – Ta có thể phạt người thợ săn và bắt anh ta xích hoặc nhốt đàn chó lại. Nhưng anh sẽ mất đi một người bạn và có thêm một kẻ thù. Anh muốn điều gì: Một người bạn hay một kẻ thù làm hàng xóm của mình? Người nông dân trả lời rằng anh muốn có một người bạn hơn. Vị quan nghe vậy bèn phán: – Được, vậy ta sẽ chỉ cho anh cách để vừa bảo vệ đàn cừu, vừa giữ được một người bạn. Người nông dân bèn nghe theo lời chỉ dẫn của vị quan. Về nhà

Vì sao người lương thiện cả đời gặp nỗi buồn và trắc trở?

Tôi đã tìm một người thầy thông thái và đạo hạnh xin chỉ bảo: – Vì sao những người lương thiện như con lại thường xuyên cảm thấy khổ, mà những người ác lại vẫn sống tốt như vậy  Thầy hiền hòa nhìn tôi trả lời: – Nếu một người trong lòng cảm thấy khổ, điều đó nói lên rằng trong tâm người này có tồn tại một điều ác tương ứng. Nếu một người trong nội tâm không có điều ác nào, như vậy, người này sẽ không có cảm giác thống khổ. Vì thế, căn cứ theo đạo lý này, con thường cảm thấy khổ, nghĩa là nội tâm của con có tồn tại điều ác, con không phải là một người lương thiện thật sự. Mà những người con cho rằng là người ác, lại chưa hẳn là người thật sự ác. Một người có thể vui vẻ mà sống, ít nhất nói rõ người này không phải là người ác thật sự. Có cảm giác như bị xúc phạm, tôi không phục, liền nói: – Con sao có thể là người ác được? Gần đây, tâm con rất lương thiện mà! Thầy trả lời: – Nội tâm không ác thì không cảm thấy khổ, con đã cảm thấy khổ, nghĩa là trong tâm con đang tồn tại điều ác. Con hãy