Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2011

Đừng chần chờ...

Chuyện về loài chim ó: Nếu bạn đặt một con chim ó vào một chiếc lồng, với kích thước khoảng 2m x 2,5m, và hoàn toàn không có nóc, tức là phần trên được mở toang; thì cho dù vẫn có khả năng bay lên, nhưng con chim này sẽ hoàn toàn trở thành một… tù nhân. Lý do là một con chim ó luôn bắt đầu bay từ mặt đất lên, với đoạn “chạy đà” khoảng 3- 4m. Không có quãng đường để chạy, thì theo thói quen, chú chim thậm chí chẳng buồn cố gắng thử bay lên, mà sẽ chấp nhận bị cầm tù suốt đời, trong một “nhà giam” nhỏ chẳng hề có mái.  Câu chuyện về con dơi: Một con dơi bình thường luôn bay ra ngoài vào buổi tối. Nó là một sinh vật nhanh nhẹn, linh lợi đến mức ấn tượng. Tuy nhiên, nó không thể cất cánh từ một địa điểm bằng phẳng. Nếu nó được đặt trên sàn hoặc một mặt phẳng, thì tất cả những gì nó có thể làm là lê bước loanh quanh một cách vô vọng, và, tất nhiên, một cách đau khổ. Cho đến khi nó tìm được một độ cao nào đó, chỉ cần là một góc nâng nhỏ thôi, để từ đó, nó có thể tung mình vào không trung. V

Điều trị bệnh vẩy nến và chế độ dinh dưỡng đối với người bị vẩy nến

Điều trị bệnh vẩy nến Và chế độ dinh dưỡng đối với người bị vẩy nến Bệnh vẩy nến là do sự rối loạn điều tiết tạo nên một màng ngăn bám chặt trên da. Màng bám này sản sinh tế bào nhanh gấp 10 lần so với bình thường rồi chết. Nhưng thay vì mất đi như tế bào chết bình thường thì nó nổi lên thành từng vẩy trắng. Chúng thường xuất hiện ở đầu gối, khuỷu tay, da đầu nhưng đôi khi cả ở thân thể, gan bàn tay, bàn chân và các ngón chân. Triệu chứng của bệnh vẩy nến bao gồm: – Các tế bào da chết dày lên, những nốt vẩy da gây ngứa, các vẩy như vẩy cá trên da ngày càng phát triển. Sâu dưới vẩy có màu hồng còn phía trên vẩy da thì màu trắng. – Các vẩy này phát triển trên da đầu, đầu gối, khuỷu tay, phần trên của thân là nhiều. Tuy nhiên, khi chúng phát triển ở móng tay và móng chân, thì các vẩy trở nên dày hơn, sần sùi và không màu. – Những vẩy như vẩy cá, màu đỏ gây tổn thương da ở lòng bàn tay với các mụn nhỏ là dấu hiệu của vẩy nến ở lòng bàn tay, và xuất hiện dấu hiệu tương tự gọi là vẩy nến ở b

Vị trí của số 0

Vị trí của số 0 “1…2…3” hay “oẳn tù tì”, những đứa trẻ luôn đếm như thế trong biết bao trò chơi của chúng. Một lần tôi hỏi em tôi: “Sao em không đếm từ số 0: 0…1…2…3?”. Em nhìn tôi ngạc nhiên. Mỗi số đều bằng số 0 + chính nó. Đó là điều tất nhiên mà cũng chẳng có ý nghĩa gì, việc gì phải viết thế. Nhưng khi một người vô danh không ai biết tới + nghị lực và tài năng, trở thành một nhà bác học lừng danh; một bác nông dân từ bàn tay trắng + lòng quyết tâm, sự tháo vát, vượt lên đói nghèo, làm giàu cho gia đình và quê hương, thì quả thật “số 0” không phải là vô nghĩa. Bạn hãy bắt đầu đếm từ “số 0”, bắt đầu từ bản thân mình + niềm tin và tri thức tuổi trẻ, bạn sẽ biết mình bắt đầu từ đâu và đi tới đâu, đừng đếm từ những đồng tiền mồ hôi nước mắt của bố mẹ, từ những ngôi nhà hay từ những chiếc xe đắt tiền rú ầm rong đêm, những con số đếm từ những thứ đó không thể đứng vững trong cuộc sống, bởi dưới chân họ không phải thứ gì họ tự làm ra, họ không biết bắt đầu từ đâu và cũng không biết mình

24 điều Thế Luật

24 ĐIỀU THẾ LUẬT Người được Nhập môn hành Đạo phải tuân y Thế Luật như sau nầy: Điều thứ nhứt: Hễ thọ giáo với một Thầy thì tỉ như con một cha, phải thương yêu nhau; liên lạc nhau, giúp đỡ nhau lấy lòng thành thật mà đối đãi nhau, dìu dắt nhau trong đường Đạo và đường Đời. Điều thứ hai: Nhập Đạo rồi thì phải quên những việc oán thù nhau khi trước; phải tránh việc ganh ghét, tranh đua và kiện cáo; phải nhẫn nhịn và hòa thuận với nhau. Rủi có điều chi xích mích, phải vui nghe người làm đầu trong Họ phân giải. Điều thứ ba: Nam giữ Tam cang, Ngũ thường là nguồn cội của Nhơn Đạo; Nữ giữ Tam tùng, Tứ đức. Điều thứ tư: Ra giao thiệp với đời thì phải tập và giữ tánh: ôn, lương, cung, khiêm, nhượng. Điều thứ năm: Đối với hàng Đạo hữu phải nuôi nấng cái tình thù tạc với nhau, cho khắn khít cái dây liên lạc. Trong hàng tín đồ còn ở thế phải nhớ 2 dịp Tang và Hôn. Điều thứ sáu: Việc hôn là việc rất trọng của đời người. Phải chọn hôn trong người đồng Đạo; trừ ra khi nào người ngoài ưng thuận nhập

Gần 20 năm gom xác thai nhi

  Ngày nào cũng vậy, đến nay đã được 19 năm rồi, anh Trương Văn Năng (50 tuổi, ngụ thôn Ngọc Hồ, xã Hương Hồ, Hương Trà, Thừa Thiên – Huế) vẫn âm thầm làm cái công việc khác thường: thu gom các thi hài bị bỏ rơi về chôn cất tại nhà mình. NGHĨA TRANG BÀO THAI Về xã Hương Hồ hỏi thăm nghĩa trang Anh Hài – nơi chôn cất hơn 40.000 thai nhi bị bỏ rơi thì ai cũng biết. Đây là khu nghĩa trang tự lập do anh Trương Văn Năng, ngụ thôn Ngọc Hồ xây dựng vào năm 1992. điều đặc biệt, nghĩa trang này do anh Năng tự nguyện dùng tiền của và đất đai của gia đình mình để xây dựng với mục đích chôn cất những sinh linh bé nhỏ bị bố mẹ vứt bỏ. Nghĩa trang Anh Hài nằm trên ngọn đồi rộng chừng 2ha là nơi chôn cất hơn 40.000 bào thai được anh Năng thu gom từ các bệnh viện tại Thừa Thiên – Huế. Nghĩa trang được chia thành nhiều khu mộ nhỏ, mỗi khu mộ có khoảng 200 đến 300 ngôi mộ. Có những ngôi mộ chỉ có một bào thai được chôn cất nhưng cũng có những mộ chôn tới 3 – 4 thậm chí 5 bào thai. “Nếu gom được bào thai

Con cá và cần câu

  Con cá và cần câu   Câu chuyện “Con cá và cần câu” là câu chuyện ngụ ngôn xưa, tùy từng giai đoạn nó được chế tác thành phiên bản mới, mang ý nghĩa của thời đại. Từ phiên bản cũ đề cao công cụ, rồi đề cao phương pháp, phiên bản mới đề cao thái độ sống – như là yếu tố khởi đầu cho số phận. Câu chuyện kể rằng A đi câu cá, trên đường về gặp một người ăn xin sắp chết đói. A thương tình nên bắt trong giỏ cá của mình vừa đi câu về cho người ăn xin một con cá. Người ăn xin đã nướng ăn và thoát được cơn đói. A về rất vui, gặp bạn mình là B kể lại câu chuyện mình đã làm được một việc thiện. B lắc đầu bảo rằng A làm như vậy là không chắc tốt. “Không chỉ cho cá, cậu nên cho người ăn xin cần câu để anh ta tự mình đi câu kiếm sống. Không tin, ngày mai cậu đi qua sẽ thấy người ăn xin đó vẫn bị cơn đói hành hạ” – B nói. Ngày hôm sau A rủ B cùng đi câu. Khi trở về, quả như lời B nói, hai anh em gặp lại người ăn xin đang nằm lả bên vệ đường. A lại cho người ăn xin cá và B cho người ăn xin cần câu. A

Chiếc lá hoàn mỹ

Ngày xưa, có một vị đại sư muốn chọn một đệ tử làm truyền nhân. Một hôm, ông bảo hai đệ tử rằng: “Các con hãy ra ngoài và chọn về đây cho ta 1 chiếc lá đẹp nhất, hoàn mỹ nhất.” Hai đệ tử vâng lời thầy đi tìm lá. Thoáng chốc, người anh quay về và trình cho đại sư một chiếc lá không được đẹp lắm: “Thưa thầy, tuy chiếc lá này không phải là hoàn mỹ nhất nhưng nó là chiếc lá hoàn mỹ nhất mà con thấy”. Người em đi cả ngày trời và quay về với 2 bàn tay trắng, người em nói với vị đại sư: “Thưa thầy, con đã tìm và thấy rất nhiều lá đẹp, nhưng con không thể nào chọn được chiếc lá hoàn mỹ nhất.” Cuối cùng, vị đại sư đã chọn người anh. “Tìm một chiếc lá hoàn mỹ nhất”, chúng ta vẫn cứ luôn nghĩ đến việc “hoàn mỹ nhất” nhưng nếu bạn cứ một mực đi tìm mà không nhìn vào thực tế, không so sánh với thực tế thì bạn cứ phải vất vả để rồi… trắng tay. Cho đến một ngày nào đó, bạn mới phát hiện rằng: Chỉ vì mãi đi tìm một chiếc lá hoàn mỹ nhất mà bạn đã bỏ qua biết bao cơ hội lớn một cách đáng tiếc! Hơn nữa,

Bình giảng quẻ Trạch Lôi Tùy của Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ

BÌNH GIẢNG QUẺ TÙY Quẻ Tùy với chữ Thời   [1] Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ

Con thằn lằn chọn nghiệp

  Con thằn lằn chọn nghiệp 1. Giữa một đường truông thăm thẳm, vắng vẻ và âm u, không một xóm nhà, ít người qua lại, có một cái am nhỏ. Am ấy mới cất, độ non ba năm thôi. Trong am, chỉ có một sư cụ già, thui thủi một mình, quanh năm chẳng được ai thăm viếng. Trước am, nơi giữa sân, chất sẵn một đống củi, vừa lớn, vừa cao ngất, củi sắp vuông vắn, thẳng thắn, dường như được săn sóc chẳng khác một vườn kiểng do một vị lão trưởng giả chăm nom. Một hôm, trời đã tối rồi, nhà sư vừa lên đèn được một chặp, thì có hai người khách đến trước ngưỡng cửa, vái mà thưa rằng: – Bạch sư cụ, nhờ ngọn đèn dắt dẫn, chúng tôi mới dõi đến đây. Mong nhờ sư cụ cho tá túc một đêm, sáng mai chúng tôi sẽ lên đường. Nhà sư ung dung, chắp tay đáp: – Mô Phật, cửa thiền bao giờ cũng mở rộng cho người lỡ bước. Rồi dừng một phút, dường như để trấn tĩnh nỗi vui đương sôi nổi trong lòng, nhà sư tiếp: – Ngót ba năm nay, tôi mở am nơi này, không được một ai đến viếng. Ngày nay là ngày ước nguyện, may được hai ngài quá bướ

Lòng biết ơn làm thay đổi cuộc đời

   Lòng Biết Ơn Làm Thay Đổi Cuộc Đời     “Nếu ‘cám ơn’ là lời cầu nguyện duy nhất của bạn trong suốt cuộc đời, từng đó thôi đã đủ” ( Meister Eckhart) Thật đáng kinh ngạc vì sao một một hành vi đơn giản – một lời cám ơn dễ dàng có thể thay đổi cuộc đời của người ta nhiều đến vậy? Một trong những điều tác động sâu sắc nhất đến cuộc đời tôi chính là sự nhận thức về sức mạnh to lớn của lòng biết ơn. Biết ơn hay tri ân: chỉ là cách dùng từ. Giản dị thôi bạn ạ: chỉ một lời cám ơn. Sự tri ân đã ảnh hưởng đến mọi thứ trong đời tôi, đã biến tôi thành một người lạc quan, tích cực hơn nhiều. Tôi đã trở thành một người sáng tạo hơn, một người thành đạt hơn, một người chồng, cha, con, và anh, em tốt hơn (ít nhất tôi cũng nghĩ mình như thế). Và còn gì nữa? Một người hạnh phúc hơn. Mặc dù tôi chưa hoàn thiện, nhưng lòng biết ơn đã khiến tôi trở nên tốt đẹp hơn. Lòng biết ơn có thể thay đổi cả cuộc đời tôi ư? Tôi có thể khẳng định điều này. Có thể bạn không có những thuận lợi giống như tôi, nhưng tô

Cầu nguyện

CẦU NGUYỆN Đạt Tường Minh Tâm Bửu Giám có câu: “Tuần Thiên Lý tắc bất cầu lợi nhi tự vô bất lợi. Tuần nhơn dục tắc cầu lợi vị đắc nhi hại dĩ tùy chi”. Tạm dịch là: “Tuân theo lẽ Trời, tuy không cầu lợi mà luôn được lợi. Còn theo lòng ham muốn, đã cầu lợi không xong mà hại lại theo sát bên”. Vậy trong giáo lý Cao Đài, Ơn Trên thể hiện tính đồng nhứt lý như thế nào về sự cầu nguyện. I. ĐỊNH NGHĨA: “Cầu nguyện tức là tìm sự ước muốn, ước nguyện của chính mình.” [1] Tìm ở nơi đâu? Tìm ở các Đấng Thiêng Liêng qua hành động van vái, biểu hiện lòng tin vào sự ban bố của các Đấng Thiêng Liêng. Vì thế Đức Lý Giáo Tông nói: “Cầu nguyện là biểu hiện tượng trưng đề cao các Đấng Thiêng Liêng cũng như đặt hết niềm tin tưởng nơi các Đấng ban bố phước lành.” [2] II. CẦU NGUYỆN NHỮNG GÌ VÀ CẦU NGUYỆN CHO AI? Chúng ta hãy (nghe) đọc một bài báo, đăng trong Tuổi Trẻ Chủ Nhật 20.7.1997, trang 16: “Những ngày trước cuộc thi, các cụ bà đi lễ chùa, phủ…  thường hay thắc mắc: “Sao bỗng dưng cửa chùa lại n