Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 2, 2016

6 Câu chuyện ngắn nhưng vô cùng ý nghĩa giúp con người cảm ngộ được nhiều điều

Câu chuyện thứ 1 : Một vị thiền sư nhìn thấy một con bọ cạp bị rơi vào vũng nước, liền muốn cứu nó. Không ngờ vừa mới đụng tay vào, đã bị bọ cạp cắn vào tay. Vị thiền sư vẫn không sợ hãi, lại cho tay vào, nhưng lại một lần nữa bị con bọ cạp hung hăng cắn. Vừa hay lúc đó, có một người đi ngang qua nói: “Con vật này xưa này hay cắn người, làm sao phải cứu nó?”.  Thiền sư đáp:   “Cắn người là bản tính của nó, còn Thiện là bản tính của tôi, tôi sao lại có thể vì bản tính của nó mà quên mất bản tính của mình được chứ!” Cảm ngộ: Sai lầm của chúng ta là ở chỗ, vì chịu tác động bởi ngoại cảnh mà thay đổi quá nhiều bản thân mình. Câu chuyện thứ 2 : Nelson Mandela từng bị giam giữ và xúc phạm trong suốt 27 năm. Đến khi ông trở thành Tổng thống Nam Phi, ông đã mời 3 người cai ngục từng canh giữ ông trong thời gian chốn lao tù đến gặp mặt. Khi Mandela đứng dậy cung kính chào 3 vị này thì mọi người có mặt và trên toàn thế giới đều phải tĩnh lặng. Ông nói:  “Khi tôi bước ra khỏi phòng giam của mình,

TÍCH XƯA: CAO NHÂN CHÂN CHÍNH!

Thế nào gọi là cao nhân? Tương truyền, Tả Tông Đường rất thích chơi cờ vây, hơn nữa còn là một cao thủ, gần như không có ai là đối thủ của ông. Có một lần, Tả Tông Đường cải trang trước khi xuất chinh đánh trận, trên đường bỗng nhìn thấy một ngôi nhà tranh, trên xà nhà có treo tấm biển “Thiên hạ đệ nhất kỳ thủ”. Tả Tông Đường thấy thế thì trong lòng không phục, liền đi vào trong để cùng chủ nhân ngôi nhà đánh ba ván cờ. Vị chủ nhà đánh ba ván đều thua, Tả Tông Đường cười nói: “Ông nên tháo tấm biển kia xuống đi!” Nói xong, Tả Tông Đường tràn đầy tự tin, cao hứng bừng bừng mà rời đi. Không lâu sau, Tả Tông Đường thắng trận trở về, lại đi ngang qua ngôi nhà ấy, thấy tấm biển “Thiên hạ đệ nhất kỳ thủ” vẫn chưa được gỡ xuống, Tả Tông Đường tức giận đi vào trong nhà để cùng vị chủ nhân tỷ thí ba ván cờ nữa. Lần này, Tả Tông Đường thua cả ba ván. Tả Tông Đường vô cùng kinh ngạc, liền hỏi vị chủ nhân tại sao lại như vậy. Vị chủ nhân đáp: “Lần trước, ngài tuy mặc thường phục nhưng ta đã sớm b

CẢ ĐỜI CHỈ CẦN NHỚ 3 CÂU DƯỠNG SINH CỦA NHO GIA, PHẬT GIA VÀ ĐẠO GIA NÀY LÀ ĐỦ

Đạo dưỡng sinh của Nho gia: Nhân giả Thọ – người nhân ái thì trường thọ! Trong “Luận Ngữ” của Khổng tử Nho gia có viết “Nhân giả thọ”; trong sách “Trung Dung” luận về người đại đức “ tất đắc kỳ Thọ” (tự đạt được sự trường thọ), tức là thuật trường sinh và đạo đức đều có quan hệ. Trong sách “Xuân Thu Bàn Lộ”, Đổng Trọng Thư có viết : “ Cố nhân nhân chi sở dĩ đa thọ giả, ngoại vô tham nhĩ nội thanh tĩnh, tâm bình hòa nhĩ bất thất trung chính, thủ thiên địa chi mỹ, dĩ dưỡng kỳ thân, thị kỳ thả đa thả trị .” Giải nghĩa: “ Nguyên nhân mà người nhân ái, từ tâm được trường thọ, vì họ bên ngoài không tham mà bên trong thanh tĩnh, tâm bình hòa mà không mất sự trung chính (công bằng chính trực), đạt được điều tốt đẹp của thiên địa, lấy đó dưỡng thân tâm, chính là vừa có được trường thọ vừa chế ước ngôn hành của bản thân. ” Về phần tham cầu theo đuổi ngoại vật, thì để có thể bảo trì tâm cảnh bình hòa, nên để cho chính bản thân mình tiếp xúc nhiều với những sự vật thuần tịnh mỹ thiện, lấy đó dưỡ

Con người dù xảo biện đến đâu cũng không thể gạt Thần Phật

  Con người với vẻ ngoài khôn lanh, giảo hoạt, làm nhiều việc xấu nhưng lại giấu giếm đi một cách khôn khéo, nghĩ rằng sẽ che mắt được tất cả. Tuy nhiên, con người không thể gạt Thần Phật, cho dù có tinh khôn lanh lợi đến đâu, lúc thác rồi chắc chắn sẽ phải hoàn trả nghiệp mình từng gây ra. Con người ta trong đời làm gì, dù có gian xảo che mắt được thường nhân, nhưng không thể gạt được Thần Phật. (Ảnh minh họa từ Internet) Vào triều Minh tại thị trấn miền núi tỉnh Tứ Xuyên có một vị quan họ Ngô nức tiếng thanh liêm. Dân làng ai ai cũng kính trọng vị quan này vì ông luôn tỏ ra chính trực, đối đãi tử tế với mọi người. Bản thân vị quan cũng cảm thấy tự hào về mình, ông cho rằng mình tích vạn Đức, chắc chắn sống thọ và viên mãn. Một ngày nọ trong trấn xảy ra tranh chấp giữa hai hộ dân, chẳng qua chỉ vì vài mét đất, nhưng vì là đất buôn bán dễ kiếm tiền nên không ai nhường ai. Tranh cãi một hồi cuối cùng hai người bèn lôi nhau lên quan để phân xử. Sau khi nghe đôi bên trình bày, quan họ Ngô

Một việc làm sai thì dù có ai biết hay không biết thì nó vẫn là sai!

Có một cậu bé rất thích câu cá. Một hôm cậu ta phát hiện ra ông bảo vệ cái hồ ở gần đó đi vắng, vậy là cậu lẻn ngay vào câu trộm. Vừa nhấc được một con cá to lên thì nghe có tiếng… bố mình nói sau lưng: – Con có trông thấy cái biển “Cấm câu cá” ngoài kia không? – Có con có thấy. – Tức là con đã biết rõ làm vậy là sai, đừng tự dối mình, hãy thả con cá đó xuống. Cậu bé nhăn nhó: – Nhưng ông bảo vệ nghỉ phép rồi, ở đây lại vắng vẻ chẳng ai biết. – Một việc làm sai thì dù có ai biết hay không, nó vẫn là sai, con ạ! Cậu bé thả con cá vừa câu được xuống hồ và vui vẻ đi về nhà. Đó là chuyện nhiều năm về trước, cậu bé đó sau này lớn lên và mỗi khi gặp những điều mà lương tâm phải lựa chọn làm một điều đúng hay sai, cậu lại nhớ lại bài học ấy. LỜI BÌNH: Trong cuộc sống, mỗi khi đứng trước người khác, ai cũng tỏ ra đứng đắn tử tế. Nhưng khi ở một mình không ai biết, bản chất tốt hay xấu mới lộ ra. Luôn giữ được hành động ngay thẳng tử tế mà không cần ai biết mới thật sự là người đạo đức. – ST –