Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 1, 2011

Cục than hồng lẻ loi

Số báo Công Giáo và Dân Tộc tuần rồi (1783) mở đầu với bài “Chia Sẻ Về Truyền Giáo”, của Đức Giám Mục G.B. Bùi Tuần.  Bài viết cô đọng, chuyển tải nhiều giá trị nhân bản được trình bày giản dị đến mức… “trong suốt”, để người đọc nhìn thấu tấm lòng người viết.  “Người truyền giáo sống tinh thần nhập thế. Họ phải trân trọng, yêu thương con người, đất nước, địa phương mà họ được sai đến.” (tr. 3) “Trong truyền giáo, chúng ta nên để ý nhiều đến những tiếp xúc cá nhân. Rất nhiều trường hợp, tiếp xúc cá nhân sẽ mang lại nhiều thành công, miễn là người truyền giáo mang sẵn trong mình đủ hành trang (…).” (tr. 7) Một lời vàng làm phương châm cho tất cả những người truyền giáo, truyền đạo trong tất cả mọi tôn giáo. Riêng bốn chữ tiếp xúc cá nhân bắt tôi nhớ lại một chuyện cũ. Và đây là chuyện tôi nghe. Vị giáo sĩ coi sóc một giáo xứ ở nước nọ để ý thấy rằng một giáo dân bỗng bặt dạng suốt mấy tuần liền. Mà đó vốn là người nhiều năm qua luôn luôn siêng năng tới giáo đường cầu nguyện, sám hối, dâ

Mùa Xuân suy gẫm

Mùa Xuân suy gẫm  Đức Trần Hưng Đạo dạy: “Cứ mỗi độ xuân về cỏ cây đã cởi bỏ lớp lá vàng rơi rụng mang lên một màu tươi nhuận thắm xanh. Cỏ cây hoa lá tuy là vật vô tri vô giác, nhưng với tiềm năng linh ứng Tạo hóa đã ban, cũng chuyển mình trong tiềm thức đón lấy tiết xuân sang để hòa đồng cùng vạn vật”. [1] Đối với con người cũng thế, ai cũng rộn rực, nô nức, mong được cùng xuân sống trong hạnh phúc. Sở dĩ thiên hạ ai nấy cũng khao khát chờ đón xuân là bởi xuân là một ngày vui nhứt của khắp trên địa cầu, là đầu của một năm, là sự sống của muôn loài vạn vật; nó cũng còn là dịp để thiên hạ nô nức sắm sanh, vui chơi, thù tạc tiệc tùng, vãng lai thăm viếng, trao tặng quà xuân, gởi lời chúc tụng cùng nhiều cảnh vui trào lộng. Nhưng đó là xuân cảnh của đời thường, vui chốc lát trong mấy ngày xuân để rồi sau đó buồn khổ lại trùm lên khi lòng trĩu nặng phiền não trong vòng sanh, lão, bệnh, tử. Bên cạnh mùa xuân đời thường ngày xuân ngày tết còn có ý nghĩa mà mấy ai hiểu được như lời dạy của

Lễ Chung Niên Sám Hối - 23 tháng Chạp hàng năm

  LỄ CHUNG NIÊN SÁM HỐI I.     NGHĨA : CHUNG : trọn , cuối.  NIÊN : năm. SÁM : ăn năn tội lỗi. HỐI : Hối hận, sửa đổi. Sám hối gồm có 2 ý chính : 1. Tự xét lại việc làm đã qua nhận thấy có tội lỗi, sai lầm, thiếu sót thì ăn năn lỗi cũ, đó là đối với quá khứ. 2. Từ đó, quyết tâm sửa đổi chừa bỏ không tái phạm về sau nữa, đó là nhìn về tương lai. II. Ý NGHĨA CHUNG NIÊN SÁM HỐI: Ăn năn hối cải tội lỗi của mình vào dịp cuối năm. Chung niên sám hối cũng là một thường lệ được thi hành trong Phật giáo, hay Thiên Chúa giáo (gọi là Confession Annuelle). Sở dĩ định vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm là dựa theo truyền thống dân tộc, dùng ngày đó có tính chất như ngày hoàn tất mọi việc sinh hoạt của một năm cũ (cọng sổ, khoá sổ cuối năm) để chuẩn bị bước qua năm mới. Và cũng là một nghi thức tự giác, tự nhìn nhận những sai trái tội lỗi chính mình, tự suy xét về lời nói, việc làm và ý nghĩ, để ăn năn quyết tâm chừa bỏ thói hư tật xấu, khắc kỷ, phục thiện, để làm kim chỉ nam tiến thân trên đường tu 

Tặng cho những ai vượt qua thử thách

Đừng gọi nó là khó khăn, hãy gọi đó là thử thách. Thử thách sinh ra không phải để nhấn chìm bạn mà là để bạn khám phá ra sức mạnh của mình lớn đến thế nào. Vì khi vượt qua nó, bạn có cơ hội làm nên những điều kỳ diệu. Một trong những điều thú vị khi tôi đi học là được chơi những trò chơi rất ý nghĩa. Thầy tôi bảo: “Hãy nhìn cách mà một người chơi một trò chơi, vì đó cũng là cách mà họ sống trong cuộc đời”. Chúng tôi – 8 nhóm đã cùng chơi trò xếp que tính lên một trái banh to bằng quả cam, đặt trên một cái ly. Yêu cầu là làm sao có thể xếp hết 50 que tính lên trái banh đó. Chúng tôi lay hoay trong vòng 5 phút, rồi 10 phút, cứ xếp lên rồi lại rớt xuống liên tục. Mỗi nhóm làm một kiểu, nhóm thì xếp từng que, nhóm thì đan rổ, nhóm thì xây đế hình tam giác…Rốt cục, mỗi nhóm một kết quả nhưng không có nhóm nào có thể đáp ứng được yêu cầu của trò chơi. Có người làm mãi mà không được, và bắt đầu tin rằng không thể làm được. Họ bỏ cuộc, hoặc làm một khán giả đứng ngoài cuộc chơi. Có người thì h

KINH DỊCH VỚI THIỀN CAO ĐÀI

  KINH DỊCH VỚI THIỀN CAO ĐÀI Lê Anh Dũng  I. KINH DỊCH KHÔNG PHẢI CHỈ LÀ SÁCH BÓI TOÁN, TRIẾT LÝ HAY Y THUẬT: Thông thường, kinh Dịch vẫn được xem là sách bói toán, hoặc là sách triết lý, trong đó bao gồm vũ trụ quan, nhân sinh quan, sử quan… Ngoài ra, còn một xu hướng nữa là ứng dụng kinh Dịch vào phép dưỡng sinh hay trị bịnh theo y thuật cổ truyền phương đông. Tuy nhiên, phạm vi ứng dụng của kinh Dịch vào đời sống không chỉ dừng lại ở bao nhiêu đó. Kinh Dịch còn một ứng dụng khác, không được phổ biến rộng rãi. Đó là ứng dụng kinh Dịch vào việc tu tập thiền định để giải thoát luân hồi sinh tử. Những người đi theo con đường tu luyện này gọi là hành giả. Theo truyền thống có từ lâu đời, những gì hành giả được truyền thụ, đã thực hành và thực chứng trong đời sống thiền đều phải giữ kín, với nguyên tắc pháp môn tu luyện không được dễ duôi, khinh suất truyền cho người khác (đạo pháp bất khinh truyền). Nói cách khác, có một pháp môn được giữ kín, gọi là bí pháp và chỉ được truyền thụ hạn
I. KINH DỊCH KHÔNG PHẢI CHỈ LÀ SÁCH BÓI TOÁN, TRIẾT LÝ HAY Y THUẬT Thông thường, kinh Dịch vẫn được xem là sách bói toán, hoặc là sách triết lý, trong đó bao gồm vũ trụ quan, nhân sinh quan, sử quan… Ngoài ra, còn một xu hướng nữa là ứng dụng kinh Dịch vào phép dưỡng sinh hay trị bịnh theo y thuật cổ truyền phương đông. Tuy nhiên, phạm vi ứng dụng của kinh Dịch vào đời sống không chỉ dừng lại ở bao nhiêu đó. Kinh Dịch còn một ứng dụng khác, không được phổ biến rộng rãi. Đó là ứng dụng kinh Dịch vào việc tu tập thiền định để giải thoát luân hồi sinh tử. Những người đi theo con đường tu luyện này gọi là hành giả. Theo truyền thống có từ lâu đời, những gì hành giả được truyền thụ, đã thực hành và thực chứng trong đời sống thiền đều phải giữ kín, với nguyên tắc pháp môn tu luyện không được dễ duôi, khinh suất truyền cho người khác (đạo pháp bất khinh truyền). Nói cách khác, có một pháp môn được giữ kín, gọi là bí pháp và chỉ được truyền thụ hạn chế, cẩn mật trong một số ng