Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 8, 2016

NHẬT BẢN - CÚI NHƯNG KHÔNG THẤP!

“Văn hóa xếp hàng thấm đẫm vào nếp sinh hoạt hàng ngày của người Nhật. Không có bất cứ sự ưu tiên. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu một ngày bạn thấy người xếp hàng ngay sau lưng mình chính là Thủ tướng”. Người Nhật có thói quen gập hơn nửa người cúi chào khách. Từ ông chủ tịch, tổng giám đốc của tập đoàn thực phẩm lớn như Acecook (Oaska) cho đến cô bé bán kem ở Lake Hill Farm (Jozankei) đều nhiệt thành ra tận xe, vẫy chào tạm biệt khách cho đến xe đi khuất hẳn. Ở đất nước mặt trời mọc, hình ảnh nghiêng gập người cúi chào thể hiện cả một nền văn hóa Nhật Bản: Cúi nhưng không thấp. Sự nhún nhường chỉ làm tăng thêm sự nể trọng của người đối diện. Trên các chuyến bay của hãng hàng không Japan Airlines, nụ cười luôn nở trên môi các tiếp viên. Suốt 6 tiếng trong chuyến bay từ Tokyo về Việt Nam không khi nào tiếp viên ngơi tay. Họ sẵn sàng ngồi, chính xác là “quỳ xuống”, giúp khách sửa tư thế của đôi chân tê mỏi. Họ niềm nở, vui vẻ tiếp nhận yêu cầu của hành khách khó tính nhất. Không phải chấ

8 CHỮ NGƯỜI XƯA DẠY PHẢI NHỚ KỸ TRONG CUỘC ĐỜI

Thân người là khó được, vì vậy sống trên đời nhất định phải có tu dưỡng đừng buông lỏng bản thân giống như “nước chảy bèo trôi”, phó mặc cho hoàn cảnh để rồi phải hối tiếc! Hãy ghi nhớ 8 từ dưới đây và hành theo, khi ấy, bạn đã là người có tu dưỡng rồi! 1. Nhẫn (Nhẫn nại, nhẫn nhịn) Nhẫn có thể dưỡng phúc! Đời người ai cũng sẽ gặp phải những sự tình không thuận lợi, không hài lòng, khi ấy con người nhất định cần phải “Nhẫn”. Bởi vì, từ xưa đến nay, người làm được việc lớn tất phải là người có đại khí, người có đại khí tất có đại nhẫn. Nhẫn không phải là trốn tránh, chạy trốn mà là một loại tích lũy của năng lượng. Người có Nhẫn sẽ thường không phạm sai lầm do nhất thời gây ra. 2. Thiện (Lương thiện) Thiện có thể sinh ra đức! Thông minh là một loại Thiên phú, còn lương thiện là một loại lựa chọn. Lương thiện là loại đạo đức tốt đẹp nhất của con người thế gian. Lương thiện có lẽ không thể khiến con người đạt được tất cả mọi thứ bản thân mong muốn nhưng sẽ giúp bạn luôn có nội tâm an đị

SÔNG CÀNG SÂU CÀNG TĨNH, NGƯỜI CÀNG HIỂU BIẾT CÀNG KHIÊM NHƯỜNG

Nước sâu chảy không một tiếng động, nước nông, nước cạn sẽ chảy róc rách. Người nông cạn, khoa trương sẽ giống như nước cạn vậy. Còn người có đủ tĩnh khí, khiêm nhường, biết mình sẽ giống như một nguồn nước sâu. Bạn muốn mình là nguồn nước sâu hay là một dòng nước cạn? Walter Raleigh (1552 – 29 .10. 1618) là nhà chính trị, nhà sử học, nhà thơ nổi tiếng của Anh thời kỳ văn hóa phục hưng từng sáng tác một bài thơ về tình yêu. Trong đó ông đem tình cảm mãnh liệt ví như dòng nước chảy. Ông viết: “Nước cạn chảy róc rách mà nước sâu lại chảy không phát ra một tiếng động. Một người nếu luôn nói lời  đường mật thì trong lòng sẽ là “hư tình giả ý”!”   Kỳ thực, trong cuộc sống, sự thành thật và lương thiện cũng giống như nước chảy vậy, cũng không cần phải tận lực khoa trương, ca ngợi. Con người chỉ có tâm thái bình tĩnh và tường hòa mới có thể đạt được cảnh giới tư tưởng cao thượng. Ở một ngôi làng nọ, có hai cha con người đàn ông trung niên sống cùng nhau. Một hôm trời đẹp, người cha rủ con tr