Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 8, 2012

Tự xoa bóp cải thiện chức năng tiêu hóa

  Theo quan niệm của y học cổ truyền, chức năng tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng thuộc về hai cơ quan chủ yếu là phủ Vị và tạng Tỳ. Để cải thiện chức năng tiêu hoá và phòng chống các chứng trạng này có thể tiến hành các thao tác xoa bóp đơn giản vùng bụng, hai đường kinh Vị, Tỳ và một số huyệt vị đặc hiệu.

Bài học tịnh tâm

  Một thiền sinh hỏi: “Thưa sư phụ, con đau khổ vì cha mẹ tàn nhẫn, vợ con ruồng bỏ, anh em phản bội, bạn bè phá hoại… Con phải làm sao để rũ bỏ được oán hờn và thù ghét đây?” Vị sư phụ đáp: “Con ngồi xuống tịnh tâm, tha thứ hết cho họ”. Vài hôm sau, người đệ tử trở lại: “Con đã tha thứ cho họ sư phụ ạ. Nhẹ cả người! Coi như xong”. Sư phụ đáp: “Chưa xong, con về tịnh tâm, mở hết lòng ra và thương yêu họ”. Người đệ tử gãi đầu: “Tha thứ thôi cũng đã quá khó, lại phải thương họ thì…Thôi được con sẽ làm”. Một tuần sau, người đệ tử trở lại, mặt vui vẻ hẳn, khoe với sư phụ là đã làm được việc thương những người mà trước đây đã từng đối xử tệ bạc với mình. Sư phụ gật gù bảo: “Tốt! Bây giờ con về tịnh tâm, ghi ơn họ. Nếu không có họ đóng những vai trò đó thì con đâu có cơ hội tiến hóa tâm linh như vậy”. Lần sau người đệ tử trở lại, lần này tin tưởng rằng mình đã học xong bài vở. Người đệ tử hớn hở thưa rằng mình đã ghi ơn hết mọi người vì nhờ họ mà anh đã học được sự tha thứ! Sư phụ cười: “Vậy

Dừng lại để biết thương

Cách đây vài năm, ông Daniel Goleman, một nhà tâm lý học, có kể lại một thử nghiệm do trường đại học Princeton Theological Seminary tại New Jersey thực hiện. Họ muốn tìm hiểu tại sao trong cuộc sống, chúng ta có nhiều cơ hội để giúp người khác, nhưng có lúc ta làm và có khi lại không?

Vì sao niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát được cảm ứng

  Vì sao niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát được cảm ứng? Tại sao có lòng ngưỡng mộ đặc biệt như thế? Chẳng qua không ngoài uy đức lẫy lừng của Bồ Tát Quán Thế Âm và lý do cảm ứng hiển nhiên không thể chối cãi được. Bi tâm củ a Bồ Tát luôn luôn hưởng ứng với khổ tâm của chúng sanh kêu cầu. Vì có Cảm tất có Ứng, theo như luật “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”, nghĩa là những vật cùng một thứ tiếng thì ứng nhau (như một con gà gày thì bầy gà đều gáy), những vật cùng một khí loại thì tìm nhau (như từ thạch thì hút sắt).

Con trượt rồi bố ạ

  Hương không dám nhìn thẳng vào khuôn mặt của bố. Nó cắm đầu đi vào nhà. Ngang qua chỗ mẹ nằm, nghe những tiếng thở khò khè khó nhọc, nó không cầm được nước mắt. Bữa cơm tối dọn ra nhưng bố con nó chưa ăn vội. Từ ngày mẹ bị bệnh, mâm cơm nhà nó bao giờ cũng chỉ có hai người. Bố bón cho mẹ bát cháo xong rồi hai bố con mới ăn.