Khiêm cung
Ở Châu Âu, có một cô gái là nghệ sĩ dương Cầm.Cô nhận được sự cổ vũ nồng nhiệt ở Tỉnh nhà và cảm thấy rất hứng chí và hảnh diện khi người hâm mộ ngày càng lúc càng đông. Năm ấy cô sang Đức du lịch, dĩ nhiên khu Bảo Tàng di tích của thiên tài dương cầm Beethoven trong khuôn viên đại họcBONN là điểm viếng thăm quan trọng. Đến nơi, tuy hòa với dòng người lũ lượt, cô gái tài năng dương cầm điệu nghệ này vẫn thấy mình khác hẳn với những khách du lịch “tầm thường”.
Cô muốn đi tách riêng ra một chút nhưng rất tiếc, nhân viên bảo tàng không ai biết cô nên hướng dẫn mọi người theo đúng tuyến qui định. Nơi đại sản của tòa lâu đài uy nghiêm đặt chiếc dương cầm huyền thoại mà chính thiên tài Beethoven thường sử dụng lúc sinh thời. Chiếc dương cầm cổ điển, lung linh huyền ảo được đặt trên bục biểu diễn trải nhung rất trân trọng. Lòng khao khát tự thể hiện trỗi dậy, không cưỡng nổi cô gái leo lên bục và những nốt nhạc réo rắt, xao xuyến vang lên.
Khách tham quan tụ lại, xuýt xoa khen ngợi. Cô gái sung sướng ra mặt, nói “em cũng biết chơi chút ít” nhưng trong bụng thì khẳng quyết rằng mình có đầy đủ lý do để hảnh diện và tự hào.
Giữa những tràn pháo tay tán thưởng ồn ào, có một người đàn ông đứng tuổi chỉ im lặng trầm ngâm, hình như ông đã ngồi đó, bên cạnh cây đàn tự bao giờ. Một người phụ nữ trong đám đông chợt phát hiện ra ông: “Ồ, đúng rồi Paderewski, thiên tài âm nhạc Phần Lan”. Cô gái giật mình, không ngờ do một phút tình cờ mà mình lại gặp được nhân vật nổi danh trong thế giới dương cầm này. Cô đánh bạo hỏi tại sao Paderewski lại không chơi thử một đoạn nhạc. Người nhạc sĩ dương cầm Phần Lan trả lời: “Beethoven là bậc thầy dương cầm đúng nghĩa mà tôi luôn luôn tôn thờ. Đối với tài năng của thầy, tôi là một học trò bé nhỏ, làm sao tôi lại dám đụng vào chiếc đàn thiêng liêng đó”. Chợt nhận ra điều đó, cô gái ngượng ngùng bước xuống.
Nguồn: vietnamsingle.com
Nhận xét
Đăng nhận xét