Chuyển đến nội dung chính

Câu chuyện bên cây cầu

 

Có một cây cầu bắc qua con sông lớn, hầu như suốt ngày, cây cầu nằm nguyên đó trên làn nước lững lờ chảy giữa đôi bờ và tàu bè tự do đi lại hai phía. Nhưng vào một số thời điểm nhất định trong ngày sẽ có chuyến tàu chạy dọc qua đây, khi đó, cây cầu sẽ được vặn chốt chuyển sang một phía của con sông.

Luôn có một người gác ghi ngồi trong cái lán nhỏ bên bờ sông làm nhiệm vụ điều khiển cần gạt để xoay chốt ghi vào đúng vị trí mỗi khi con tàu đi qua.

Một buổi tối nọ, như mọi lần, người gác ghi đang ngồi chờ chuyến tàu cuối cùng trong ngày giữa ánh trời chạng vạng tối, từ xa ông đã nhìn thấy ánh đèn tàu rọi tới.

Ông bước đến bên thanh ghi và chờ cho tới lúc đoàn tàu đi đến vị trí được quy định thì bắt đầu vặn chốt xoay cầu. Ông xoay cây cầu vào vị trí như mọi lần, nhưng rồi ông kinh hoàng khi phát hiện, cái chốt ghi đã hỏng.

Nếu không giữ chắc chắn được cây cầu ở đúng vị trí, nó sẽ đung đưa lên xuống và khi đoàn tàu đi qua, chắc chắn sẽ bị trật khỏi đường ray rồi lao xuống sông. Đây lại là đoàn tàu khách chở rất nhiều người.

Người gác ghi liền xoay cây cầu sang ngang rồi vội vã chạy sang bờ bên kia, ở đó có chiếc ghi bằng đòn bẩy để giữ chốt cầu theo cách thủ công. Ông sẽ phải giữ thật chắc cái đòn bẩy khi con tàu đi qua.

Lúc này, ông đã nghe thấy tiếng rầm rập lao tới của đoàn tàu, ông nắm chặt chiếc đòn bẩy, nghiêng về phía sau, dồn toàn lực lên nó để đóng chốt giữ chặt cây cầu. Ông cứ liên tiếp dồn lực như thế để giữ chốt. Biết bao nhiêu sinh mạng đang phụ thuộc vào sức lực của ông lúc này.

Bỗng đúng lúc đó, ông nghe thấy tiếng gọi từ phía cái lán nhỏ bên kia sông vọng tới, tiếng gọi làm máu trong người ông như đông cứng lại: “Bố ơi, bố đâu rồi?”. Cậu con trai bốn tuổi đang lẫm chẫm lên cầu để tìm ông.

Ngay lập tức ông thét lên: “Chạy đi! Chạy đi con!” Nhưng con tàu đã đến quá gần, đôi chân bé nhỏ chẳng thể thoát kịp nữa. Người đàn ông gần như đã định vứt bỏ chiếc đòn bẩy đang ra sức giữ chặt để chạy tới chụp lấy đứa con nhỏ, giành khỏi lưỡi hái tử thần.

Nhưng rồi ông hiểu rằng nếu làm thế, ông sẽ không quay lại kịp để giữ đòn bẩy nữa. Hoặc là toàn bộ những người trên tàu hoặc là đứa con nhỏ của ông phải chết.

Một giây quyết định lướt qua óc. Và rồi đoàn tàu tiếp tục lướt qua vùn vụt, an toàn. Không ai trên tàu biết rằng có một thân thể nhỏ bé đã bị nghiền nát tàn nhẫn dưới sức nặng của con tàu trên đà lao tới.

Không ai hay biết có một dáng hình đầy thương cảm của người đàn ông đang thổn thức, vẫn giữ chặt đòn bẩy chốt cầu sau khi con tàu đã đi qua rất lâu.

Và cũng không ai hay những bước chân thê lương nhất trong cuộc đời người gác ghi trên con đường về nhà để báo cho vợ biết về cái chết thương tâm của đứa con trai bé nhỏ…

Một bài học học đáng trân trọng về tinh thần trách nhiệm và một tấm gương hy sinh cao cả phải không các bạn?

Dương Kim Thoa (dịch từ Internet)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

XEM TRỌNG SINH MẠNG - Những đoạn phim Phật Giáo rất hay và ý nghĩa

Mọi người nên dành thời gian xem qua những đoạn phim Phật Giáo rất hay và ý nghĩa nói về “Xem trọng sinh mạng”. Tin hay không tin là tùy thuộc ở mỗi người nhưng mong mọi người hãy kiên nhẫn dành thời gian xem qua rồi cùng để tâm  chiêm nghiệm và vận dụng trong thực tế cuộc sống của mình xem thử có ý nghĩa và có xảy ra những quy luật nhân quả tương tự như vậy hay không nhé! Trong thời gian gần đây, các diễn biến về Thiên tai, địa chấn, dịch bệnh, chiến tranh, tai nạn… đã và đang ngày diễn ra trên diện rộng và phức tạp trên toàn Thế giới, báo hiệu cho một sự khởi đầu của đại cuộc: “NƯỚC LỬA RỐI MÙ CƠN TRẢ QUẢ”. Mong mọi người từ nay trở đi ai cũng biết lo cố gắng làm lành lánh dữ, tập ăn chay (Việc ăn mặn cũng góp phần không nhỏ gián tiếp gây ra nghiệp quả sát sanh) và không còn sát sanh hại mạng nữa! [Bởi vì quả báo của việc sát sanh hại mạng sẽ rất nặng nề, rồi đây con người sẽ bị TAM ĐỒ KHỔ (HỎA ĐỒ, THỦY ĐỒ VÀ ĐAO ĐỒ) như núi lửa sẽ phun trào, hòa cùng nước dâng trào sẽ biến nư

Đại Việt sử ký toàn thư

Quý anh chị em vào đường link sau để cùng đọc Đại Việt sử ký toàn thư – một công trình ghi chép rất công phu và hữu ích về phương diện nghiên cứu lịch sử nước nhà: http://www.mediafire.com/?wsyexr924pogu55#2

Khiêm cung

  Khiêm cung   Ở Châu Âu, có một cô gái là nghệ sĩ dương Cầm.Cô nhận được sự cổ vũ nồng nhiệt ở Tỉnh nhà và cảm thấy rất hứng chí và hảnh diện khi người hâm mộ ngày càng lúc càng đông. Năm ấy cô sang Đức du lịch, dĩ nhiên khu Bảo Tàng di tích của thiên tài dương cầm Beethoven trong khuôn viên đại họcBONN là điểm viếng thăm quan trọng. Đến nơi, tuy hòa với dòng người lũ lượt, cô gái tài năng dương cầm điệu nghệ này vẫn thấy mình khác hẳn với những khách du lịch “tầm thường”. Cô muốn đi tách riêng ra một chút nhưng rất tiếc, nhân viên bảo tàng không ai biết cô nên hướng dẫn mọi người theo đúng tuyến qui định. Nơi đại sản của tòa lâu đài uy nghiêm đặt chiếc dương cầm huyền thoại mà chính thiên tài Beethoven thường sử dụng lúc sinh thời. Chiếc dương cầm cổ điển, lung linh huyền ảo được đặt trên bục biểu diễn trải nhung rất trân trọng. Lòng khao khát tự thể hiện trỗi dậy, không cưỡng nổi cô gái leo lên bục và những nốt nhạc réo rắt, xao xuyến vang lên. Khách tham quan tụ lại, xuýt xoa khen