Chuyển đến nội dung chính

Trả nghiệp

TRẢ NGHIỆP
Vào triều Bắc Tống, ở một làng nọ có một cậu bé tàn tật chừng mười tuổi, gãy chân, sống một cuộc sống ăn xin nghèo khổ. Trước làng là một con suối lớn. Vì không có cầu, nên dân làng muốn qua suối là phải lội, rất bất tiện, nhất là đối với những người già vào mùa nước lũ. Nhiều năm đã qua đi như vậy, cho đến một hôm người ta thấy cậu bé ăn xin què quặt gom những tảng đá lớn về bên suối. Cháu muốn xây cầu để mọi người đi lại thuận tiện”, cậu giải thích. Người làng cho đó là chuyện khôi hài của một cậu bé khùng nên không để ý đến.
Nhưng đống đá dần dần lớn lên qua tháng năm trở thành một cái gò, và dân làng bắt đầu hiểu ra. Nhiều người cũng góp thêm sức vào, chẳng mấy chốc đã đủ đá xây cầu. Rồi người ta thuê thợ xây dựng đến làm.
Trong quá trình cùng làm, cậu bé bị mảnh đá bắn vào mắt và mù cả hai mắt. Người dân lấy làm thương cảm lắm. Nhưng cậu bé, mặc dù dã què lại thêm mù, vẫn không một lời ca thán và cố gắng trong khả năng của mình cùng góp sức xây cầu với dân làng.
Cuối cùng, sau những tháng ngày nhọc nhằn vất vả, cây cầu đã được xây xong. Dẫu không nhìn thấy gì, nhưng trên khuôn mặt của cậu hiện một nụ cười rạng rỡ.
Đột nhiên một tiếng sấm nổ vang dù trời quang mây tạnh. Và người ta thấy rằng cậu bé ăn mày đáng thương đã bị sét đánh chết ngay trên chiếc cầu mới xây.
Bấy giờ đúng lúc Bao Công đi thị sát qua làng. Dân làng kéo ra kêu oan với Bao Công, rằng tại sao trời xanh lại hại người tốt. Trước câu chuyện quá thương tâm, và cảm thấy quá bất công, Bao Thanh Thiên chẳng cầm nổi lòng mình, bèn viết  
thà làm điều ác còn hơn làm điều thiện”.
Trở về Kinh thành sau chuyến công du, Bao Công cảm thấy trong lòng không thoải mái, nhất là về những gì ông đã viết trong lúc không dằn được lòng mình. Trong bản tấu trình, ông đã không tâu lên Hoàng thượng về sự kiện hy hữu đó.
Hoàng thượng hôm ấy mời Bao Công đến chơi và dẫn Bao Công đến gặp hoàng tử mới ra đời trong lúc Bao Công đi thị sát ngoại tỉnh. Hoàng tử trông khôi ngô nhưng mắc tật khóc suốt ngày. Hoàng thượng cũng muốn hỏi Bao Công xem có cách nào cho hoàng tử hết khóc. Bao Công thấy hoàng tử da dẻ trắng trẻo mịn màng, và trong lòng bàn tay dường như có một hàng chữ. Ghé mắt vào nhìn kỹ thì chính là  “thà làm điều ác còn hơn làm điều thiện”! Quá bất ngờ và xấu hổ, Bao Công lấy tay để xoá, và kỳ lạ thay, ông vừa vuốt qua thì dòng chữ biến mất. Hoàng tử nín khóc tức thì.
Hoàng thượng rất đỗi ngạc nhiên, hỏi tại sao lại như thế. Bao Công sợ hãi quỳ xuống kể lại hết đầu đuôi câu chuyện, và xin Hoàng thượng xá tội vì đã không báo cáo về chuyện này trong bản tâu trình. Hoàng thượng bèn ra lệnh Bao Công phải điều tra cho rõ vụ việc.
Đêm ấy Bao Công ngả đầu lên chiếc gối “âm dương địa phủ” và lập tức trong mộng đi đến cõi âm gian.
Diêm Vương kể cho ông rằng hoàng tử đó vào mấy đời trước từng làm việc đại gian ác, nên Thần đã an bài phải trả nghiệp ác ấy trong ba đời: đời thứ nhất què cụt, đời thứ hai mù lòa, và đời thứ ba bị sét đánh chết. Nhưng khi què quặt xin ăn, cậu bé đã luôn vì người làm việt tốt, nên Thần đã rút lại thời gian trả nghiệp và khiến cậu bé ăn xin bị mù. Sau khi mù, cậu bé đã không những không oán thán ai hết mà vẫn luôn vì người làm điều thiện. Vì lý do ấy mà Thần đã an bài lại một lần nữa để cậu bé trả hết nghiệp trong một đời. Diêm Vương nói với Bao Công: Một đời trả hết nghiệp thay cho ba đời, lại còn được chuyển sinh làm đương kim Thái tử, hưởng thụ phúc phận của Thiên tử.”
 Tác giả: Thiện Dung
Hienhuu sưu tầm.
Nguồn: caodaivn.com

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

24 cách sống nên tránh

  24 CÁCH SỐNG NÊN TRÁNH   Mỗi người có một cách sống khác nhau. Có những cách sống đẹp, được mọi người yêu mến. Song cũng có những cách sống làm người khác dễ ghét. Sau đây là 24 cách sống đã được các chuyên gia tâm lý học kiểm nghiệm và rút ra kết luận nên tránh:   1. Thường xuyên oán trách, bực bội về số phận và cuộc sống của mình. 2. Đối với mỗi lời nói, việc làm của bất cứ người nào cũng phân tích động cơ, tâm lý, quy kết. 3. Tự cho mình là tài giỏi, khoe khoang để che giấu nhược điểm và sự bất lực của mình.  4. Thủ cựu, không chịu thử nghiệm cái mới, tìm kinh nghiệm mới, không chịu theo người khác dù họ đúng. 5. Ăn nói lạnh nhạt, thiếu tình cảm. 6. Quá chú ý đến việc lấy lòng người khác, a dua, nịnh bợ. 7. Không có chính kiến, nghe ai nói cũng nói theo. 8. Tự đề cao mình, luôn cho là mình là một nhân vật quan trọng, mọi người phải luôn chú ý. 9. Quá khinh suất, nông cạn, ấu trĩ. 10. Chua ngoa, cay nghiệt, ăn ở độc ác. 11. Khi nói chuyện, chỉ luôn muốn nói về mình, không đếm xỉa đ

ÍCH LỢI CỦA VIỆC THƯỜNG XUYÊN NGHE NHẠC TẦN SỐ

NHẠC TẦN SỐ SOLFEGGIO VÀ CÁC RUNG ĐỘNG CỦA TÂM (QUÝ ANH CHỊ EM MUỐN NGHE NHẠC TẦN SỐ NÀO THÌ LÊN GOOGLE TÌM SẼ CÓ, GIAI ĐOẠN ĐẦU NGHE NHẠC CHƯA QUEN THÌ QUÝ ACE NÊN NGHE NHẠC CÓ TẦN SỐ THẤP TỪ 396 Hz RỒI NGHE TĂNG DẦN TẦN SỐ LÊN THEO THỜI GIAN LÊN ĐẾN 963 Hz): (Nhạc tần số sẽ giúp người nghe tăng trưởng khả năng trực giác; thanh tẩy ký ức tiêu cực, bị tổn thương đau khổ; chữa lành các tế bào; đánh thức các nơron thần kinh đã bị “ngủ quên”; điều chỉnh và sắp xếp lại cấu trúc ADN trong cơ thể, … từ đó thay đổi tướng mạo, tâm tính theo chiều hướng tích cực hơn, yêu thương, cho đi, an lạc thân tâm, may mắn, bình an, mạnh khoẻ… hơn nếu như mình nghe nhạc tần số thường xuyên mỗi ngày, có thể “nghe” trong lúc đang ngủ (Mọi người click chuột vào dòng chữ tô màu đỏ bên dưới để xem qua ích lợi và công dụng của việc nghe nhạc tần số dựa trên nghiên cứu của các nhà khoa học): https://spiralcreator.wordpress.com/2020/02/04/5-tan-so-solfeggio-cac-rung-dong-cua-tam-series-huyen-hoc/?zarsrc=30&utm